Trong bài 17 năm ODA (Thanh Niên ngày 07/12/2009) nêu lên những con số và sự việc, nếu nội dung bài báo đúng sự thật, thì câu hỏi lâu nay về thực chất con số Chính phủ Việt Nam nợ nước ngoài như thế nào đã gián tiếp được giải đáp.
Đầu tiên là câu: "Tính từ 1993 đến nay, tổng lượng vốn ODA cam kết đạt khoảng 57,5 tỉ USD, trong đó lượng vốn vừa được các nhà tài trợ cam kết trong Hội nghị kết thúc ngày 4.12 đạt gần 8,1 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay." và câu "Trong tổng số vốn ODA tài trợ, có khoảng 80% là vốn vay và 20% là vốn viện trợ không hoàn lại (cho không)".
"Thời hạn vay khá dài - thường lên đến 30 - 40 năm" và được "thời gian ân hạn (khoảng 10 năm)", so với con số 17 năm Việt Nam bắt đầu vay vốn ODA thì rõ ràng chưa có khoản nợ nào đáo hạn buộc phải trả vốn đầy đủ. Phải chăng từ trước đến nay báo chí trong nước vẫn hay nói ra rả Việt Nam trả nợ nước ngoài là Chính phủ Việt Nam chỉ mới trả lãi vay hàng năm và chưa trả vốn vay đồng nào???
Như vậy, lấy 57,5 tỉ USD trừ đi 8,1 tỉ USD (số mới hứa cho vay, chưa thực nhận) nhân cho 80% sẽ có kết quả số nợ tính đến thời điểm hiện nay của Chính phủ Việt Nam phải trả nước ngoài là 39,52 tỉ USD. Sau khi nhận khoản vay 8,1 tỉ USD kia, nâng tổng số nợ vay lên 57,5 tỉ USD, nhân cho 80% thì số nợ Chính phủ Việt Nam phải trả nước ngoài là 46 tỉ USD (chưa tính lãi)???
Theo báo Dân Trí ngày 29/11/2009, Bộ Tài chính công bố "tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đến cuối năm 2008 xấp xỉ 22 tỉ USD, bằng 29,8% GDP. Trong đó, Chính phủ nợ trực tiếp 19 tỉ và bảo lãnh 3 tỉ USD. Ở mức tỷ giá 18.000 VND/USD, tổng nợ nước ngoài tính ra VND là 396.000 tỉ đồng, cao hơn tổng thu ngân sách dự kiến năm 2009 (390.000 tỉ đồng). Nếu tỷ giá tăng lên 20.000 đồng thì con số sẽ là 440.000 tỉ, tăng 44.000 tỉ, bằng 11% số dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2009". So với bài báo của Thanh Niên đã dẫn ở trên thì số nợ nước ngoài do Bộ Tài chính công bố chênh lệch thấp hơn đến 24 tỉ USD???
Tác giả bài báo viết đoạn kết này mới thật đáng lo ngại: "VN đã thực hiện trả nợ đầy đủ và đúng hạn, được các nhà tài trợ đánh giá cao. Tuy nhiên, số trả nợ của VN ngày một tăng lên. Số vay mới nhưng số còn lại được sử dụng không lớn, nếu trừ đi số phải trả nợ cũ…". Đọc câu trên, tôi liên tưởng đến các vụ "bể tín dụng" xảy ra nhan nhản trước đây (Ví dụ: vụ doanh nghiệp nước hoa Thanh Hương của Giám đốc Nguyễn Văn Mười Hai, vụ xí nghiệp dệt thảm gì đó của ông Giám đốc mù Huỳnh Là), các vụ "bể hụi"... đều có chung một kiểu "bể" là: Mượn vốn người sau trả lãi, trả vốn (đáo hạn) cho người trước, dần dần theo thời gian con số nợ cứ tăng mãi nên người vay mất khả năng chi trả.
Theo báo Dân Trí ngày 29/11/2009, Bộ Tài chính công bố "tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đến cuối năm 2008 xấp xỉ 22 tỉ USD, bằng 29,8% GDP. Trong đó, Chính phủ nợ trực tiếp 19 tỉ và bảo lãnh 3 tỉ USD. Ở mức tỷ giá 18.000 VND/USD, tổng nợ nước ngoài tính ra VND là 396.000 tỉ đồng, cao hơn tổng thu ngân sách dự kiến năm 2009 (390.000 tỉ đồng). Nếu tỷ giá tăng lên 20.000 đồng thì con số sẽ là 440.000 tỉ, tăng 44.000 tỉ, bằng 11% số dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2009". So với bài báo của Thanh Niên đã dẫn ở trên thì số nợ nước ngoài do Bộ Tài chính công bố chênh lệch thấp hơn đến 24 tỉ USD???
Tác giả bài báo viết đoạn kết này mới thật đáng lo ngại: "VN đã thực hiện trả nợ đầy đủ và đúng hạn, được các nhà tài trợ đánh giá cao. Tuy nhiên, số trả nợ của VN ngày một tăng lên. Số vay mới nhưng số còn lại được sử dụng không lớn, nếu trừ đi số phải trả nợ cũ…". Đọc câu trên, tôi liên tưởng đến các vụ "bể tín dụng" xảy ra nhan nhản trước đây (Ví dụ: vụ doanh nghiệp nước hoa Thanh Hương của Giám đốc Nguyễn Văn Mười Hai, vụ xí nghiệp dệt thảm gì đó của ông Giám đốc mù Huỳnh Là), các vụ "bể hụi"... đều có chung một kiểu "bể" là: Mượn vốn người sau trả lãi, trả vốn (đáo hạn) cho người trước, dần dần theo thời gian con số nợ cứ tăng mãi nên người vay mất khả năng chi trả.
"Số vay mới nhưng số còn lại được sử dụng không lớn, nếu trừ đi số phải trả nợ cũ" phải chăng là vay ODA mới phần lớn dùng để trả ODA cũ, trả xong dư ra một ít mới chi cho các mục tiêu quốc kế dân sinh???
Nếu thật sự thực tế diễn ra như thế thì cái ngày Việt Nam bị "bể nợ" có thể nhìn thấy ngay trước mắt! Thử nghĩ mà xem, kinh khủng quá, thường dân bị "bể nợ" thì chủ nợ có thể nhào dzô lấy tài sản để "siết nợ" (nếu có tài sản), còn Việt Nam mà "bể nợ" thì không biết các ông bà chủ nợ nước ngoài sẽ nhào dzô "siết" cái gì???
Tạ Phong Tần
________
Tải ảnh chụp toàn bộ trang báo ở đây
.
BBC gan day noi VN no nuoc ngoai den 89 ti dollar nhan bai hoc Dubai. Vay 46 ti $US voi 89 ti $US cai nao la dich xac ?
Trả lờiXóa@tran.quangthien: Đây chỉ là suy luận của tớ dựa trên thông tin từ báo chí "lề phải", mà thông tin từ "lề phải" thì như thế nào bạn cũng đã biết rồi. Có thể BBC có nhiều thông tin hơn tớ nên con số đưa ra chính xác hơn. 46 hay 89 thì cũng đủ cho người dân VN è cổ ra rồi.
Trả lờiXóa46 ti $UD thi moi nguoi Vn tu moi sinh ra phai mang tren vai $ US 500, con 89 ti $US ti thi 1.000. GDP dau nguoi VN da toi con so nay chua ?
Trả lờiXóaNam nao cung bao cao nhap sieu nhieu hon xuat, khong biet lay dau ra de tra no ma van noi tra no deu dan.
No nuoc ngoi ma khong tra thi lam no le suot the he nay qua the he khac. Cac quan chuc luong thang 70-80 trieu. Mot cong nhan may lam viec tu 14g-16 g /ngay , luong thang chua toi 2 trieu.
Cac quan chuc an mac , tieu xai tu ban, vo con chi biet dollar ma mieng quan chuc cu noi xa hoi chu nghia lam thang dan den dam so. Vi cai dich den la con so 0 . Moi su se la cua chung, thi thang dan lai cang kinh hoang hon nua. Cac quan chuc vo vet het roi cao bay xa chay de lai thang dan com XHCN. Oi thoi, tuong lai la gi ?
Ngay truoc co bai hat : de lai cho em mot nam mo xanh, de lai cho em mot nuoc hoang tan. Quan chuc di roi, hong thuy tran khap noi, chang co tau Noe nao ma bam vo duoc. Het.
@tran.quangthien: "Nam nao cung bao cao nhap sieu nhieu hon xuat, khong biet lay dau ra de tra no ma van noi tra no deu dan." -> Câu trả lời có sẳn ở trên rồi nè: "Số vay mới nhưng số còn lại được sử dụng không lớn, nếu trừ đi số phải trả nợ cũ" phải chăng là vay ODA mới phần lớn dùng để trả ODA cũ, trả xong dư ra một ít mới chi cho các mục tiêu quốc kế dân sinh". Ặc.. ặc..!
Trả lờiXóaCái bánh "ngân sách" thằng nào cũng cố ngoi lên vào vị trí ông chủ đứng đầu, để gặm nhấm, bỏ túi riêng. Nói cho cùng ngân sách là tiền thuế của dân, là của tất cả, nhưng thực ra chẳng của riêng thằng nào - "Của chùa" vậy thì cố gắng mà "tham" gia không, mình không bỏ túi thì thằng khác cũng bỏ, quan trọng là làm sao lừa được dân bằng các chính sách do dân và vì dân thôi mà. Vay được ông cứ vay, đã có khoản đảm bảo của lũ dân đen trả nợ, chúng không trả hết đời con đời cháu của chúng phải có trách nhiệm trả nợ. Bài viết đã có nói:"Việt Nam trả nợ đều đặn và đúng hạn". Thằng cho vay nó chỉ cần đảm bảo thế thôi mà, muốn vay thêm nó sẵn sàng. Yên tâm đi,bọn chủ nợ nó rất khôn, nó biết tài sản mình có gì nó mới dám cho vay. Cùng lắm thì mỗi người dân VN có khoảng đôi lít máu, sau cùng có thể hút ra mà bán trả nợ cũng có dư.
Trả lờiXóa- Buồn làm gì, đâu chỉ ở VN, tất cả các nước trên thế giới đều như thế cả! Chỉ cần nhận dạng và hiểu bản chất của nó thôi.
Cựu thủ tướng Winston Churchill từng nói: "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong tất cả cơ hội, còn người lạc quan tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn".