“Tin buồn” này không liên quan đến tui, cũng như không liên quan đến những “bằng hữu giang hồ tứ hải” của tui, cũng không liên quan đến quý vị “quần chúng thấp kém”. Do đó, chúng ta cứ yên tâm ăn Tết Kỷ Sửu vui vẻ, đội 2 cái sừng trâu giả bằng nhựa dạ quang (bán đầy đường) sáng chấp chới trên đầu mà chạy đi chơi đêm thoải mái.
“Tin buồn” này chỉ liên quan đến một số quan đang giữ chức vụ Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo nước ta mà thôi.
Số là ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, vừa ký quyết định ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT với các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, hiểu biết, trình độ và một số điều kiện về độ tuổi, sức khỏe. Trong đó có tiêu chuẩn: “phải biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng và đạt trình độ C trở lên”, “biết sử dụng máy tính và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.”.
Chà, chỉ riêng cái khoản “phải biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng và đạt trình độ C trở lên” thì tui thấy ngay tại thành phố to đùng nhất nước Sài Gòn đây đã có vị Tết Kỷ Sửu năm nay nhậu không ngon miệng rồi. Sở dĩ tui dám nói như thế vì tui thấy có quan nọ tiếng mẹ đẻ mà “ăn không nên đọi, nói không nên hồn”, nói tiếng Việt mà lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, mâu thuẫn lung tung- một biểu hiện cho thấy thần kinh có phần hơi “bị gì đó” (tạm hỉu là “không được bình thường” đi); tiếng mẹ đẽ vậy nói gì đến ngoại ngữ không phải tiếng mẹ đẻ làm sao mà thông thạo cho được.
Còn phần “biết sử dụng máy tính và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.” thì miễn bàn, không nói ra nhưng ai cũng biết.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, các quan giáo dục đừng nghe “hù” như vậy rồi buồn thiệt, tình hình cũng chưa đến nỗi bi đát lắm đâu, có thể nói nghe rất “gay cấn” nhưng khi làm thì “hì… hì…”. Bằng chứng là từ ngày Tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhậm chức, ông đã phát động nhiều phong trào chống tiêu cực “hai không”, “ba không”, “bốn không” gì đó (nhiều quá nhớ hết nỗi) mà không “tiêu diệt” hết tiêu cực, ngược lại tiêu cực ngày càng “liên tục phát triển”, dạy thêm học thêm không còn là “vấn nạn” một cách đơn giản, lẻ tẻ nữa mà đã “nâng cấp” thành “vấn nạn quốc gia” rồi; người nào "lỡ dại" nghe lời ông Nhân hăng hái “chống” thì te tua tơi tả, “được phép” “chuyển hóa” từ giáo viên chuyên môn giỏi sang giữ chức vụ “gác cổng”, đã vậy còn xém bị “thanh toán đẹp” nữa, ai không tìn cứ tìm đọc câu chuyện về thầy giáo Đỗ Việt Khoa thì biết.
Cách đây mấy trăm năm, cụ Nguyễn Khuyến đã viết: “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ/ Đời trước làm quan cũng thế a!”. Thật bái phục cặp mắt xanh nhìn xa trông rộng của cụ. Đời nào cũng vậy, có tiền việc ấy là xong tất ngay mà!
Xem thêm:
Chuyện khôi hài ở Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM
“Tin buồn” này chỉ liên quan đến một số quan đang giữ chức vụ Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo nước ta mà thôi.
Số là ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, vừa ký quyết định ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT với các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, hiểu biết, trình độ và một số điều kiện về độ tuổi, sức khỏe. Trong đó có tiêu chuẩn: “phải biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng và đạt trình độ C trở lên”, “biết sử dụng máy tính và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.”.
Chà, chỉ riêng cái khoản “phải biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng và đạt trình độ C trở lên” thì tui thấy ngay tại thành phố to đùng nhất nước Sài Gòn đây đã có vị Tết Kỷ Sửu năm nay nhậu không ngon miệng rồi. Sở dĩ tui dám nói như thế vì tui thấy có quan nọ tiếng mẹ đẻ mà “ăn không nên đọi, nói không nên hồn”, nói tiếng Việt mà lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, mâu thuẫn lung tung- một biểu hiện cho thấy thần kinh có phần hơi “bị gì đó” (tạm hỉu là “không được bình thường” đi); tiếng mẹ đẽ vậy nói gì đến ngoại ngữ không phải tiếng mẹ đẻ làm sao mà thông thạo cho được.
Còn phần “biết sử dụng máy tính và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.” thì miễn bàn, không nói ra nhưng ai cũng biết.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, các quan giáo dục đừng nghe “hù” như vậy rồi buồn thiệt, tình hình cũng chưa đến nỗi bi đát lắm đâu, có thể nói nghe rất “gay cấn” nhưng khi làm thì “hì… hì…”. Bằng chứng là từ ngày Tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhậm chức, ông đã phát động nhiều phong trào chống tiêu cực “hai không”, “ba không”, “bốn không” gì đó (nhiều quá nhớ hết nỗi) mà không “tiêu diệt” hết tiêu cực, ngược lại tiêu cực ngày càng “liên tục phát triển”, dạy thêm học thêm không còn là “vấn nạn” một cách đơn giản, lẻ tẻ nữa mà đã “nâng cấp” thành “vấn nạn quốc gia” rồi; người nào "lỡ dại" nghe lời ông Nhân hăng hái “chống” thì te tua tơi tả, “được phép” “chuyển hóa” từ giáo viên chuyên môn giỏi sang giữ chức vụ “gác cổng”, đã vậy còn xém bị “thanh toán đẹp” nữa, ai không tìn cứ tìm đọc câu chuyện về thầy giáo Đỗ Việt Khoa thì biết.
Cách đây mấy trăm năm, cụ Nguyễn Khuyến đã viết: “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ/ Đời trước làm quan cũng thế a!”. Thật bái phục cặp mắt xanh nhìn xa trông rộng của cụ. Đời nào cũng vậy, có tiền việc ấy là xong tất ngay mà!
Tạ Phong Tần
_______Xem thêm:
Chuyện khôi hài ở Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét