(Bài của báo Dân Trí ngày 05/01/2009, tựa do CL&ST tự đặt)
Ông Nguyễn Tiến Hoàn, phó ban quản lý chợ Yên Thường: “Họ không đóng phí chợ thì chúng tôi đập!”
.Lãnh đạo Ban quản lý chợ cùng các bảo vệ chẳng nói chẳng rằng, xông vào đập nát mặt bàn bán thịt đã được chính họ xây kiên cố cho các hộ thuê. Họ còn lập barie, thu "phí chống đối" của những hộ chưa chịu nộp lệ phí kinh doanh. Đó là những kiểu hành xử lạ lùng, khó hiểu của Ban quản lý chợ Yên Thường, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội, vào sáng ngày 2/1/2009.
Không đóng lệ phí thì... đập!
Chị Nguyễn Thị Chung, chủ sạp hàng thịt lợn bị đập phá bàn kể lại sự việc: sáng hôm đó, khoảng 9 giờ, anh Nguyễn Quang Đông (một người trong xã) tự xưng là giám đốc, cùng một số nhân viên ban quản lý chợ mang xà beng và một số dụng cụ khác tự ý đến đập bàn của chị, không một lời giải thích. Trên bàn vẫn còn khá nhiều thịt chưa bán hết, vôi vữa dính đầy vào thịt, không bán được. Một hàng khác cũng bị đập là sạp hàng của chị Ngô Thị Xoan. Chị Xoan bức xúc: “Sáng qua họ đập của nhà tôi một góc thôi, cũng chẳng nói là tại sao. Nhưng đến sáng nay đi chợ thì thấy bàn bung bét hết. Chắc là chiều qua họ lại làm tiếp. Gạch vỡ vụn lung tung, không thể để hàng được”. Rất nhiều các hộ kinh doanh khác trong chợ kéo đến xem chật cứng lối đi, ai cũng tỏ ra rất bức xúc. Trước sự chứng kiến của nhiều người như vậy nhưng những người trong ban quản lý vẫn vô tư dùng xà beng đâm, đục, cạy tung những viên gạch hoa lát phía trên.
Ghi nhận của PV, bàn bán thịt của chị Chung và chị Xoan được xây kiên cố giống các sạp khác nhưng đã bị lật tung gạch lát phía trên. Các chị phải dùng giấy báo và những mảnh gỗ lớn lót lên trên đống gạch vụn ấy để bán hàng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Tiến Hoàn, phó ban quản lý chợ Yên Thường khẳng định là có sự việc trên. Người có tên Nguyễn Quang Đông là Trưởng ban quản lý chợ này và một số chợ khác trong khu vực. Ông Hoàn là người trực tiếp phụ trách chợ Yên Thường. Ông Đông hiện không có mặt tại đây vì bận... đi miền Nam công tác(!?). Về lý do phá bàn bán hàng của hai hộ kinh doanh nêu trên, ông Hoàn cho biết: “Do các hộ đó chưa đóng tiền lệ phí chợ nên ban quản lý phá đi để chuyển đổi sang làm việc khác. Cụ thể trong trường hợp này, hai chỗ đó sẽ được xây dựng thành chỗ để hai thùng phuy chứa nước cho các hộ khác(!?)”.
Theo tìm hiểu của PV, riêng trong khu vực hàng thịt còn có rất nhiều hộ khác cũng chưa nộp lệ phí kinh doanh, không hiểu tại sao ban quản lý lại chỉ đập 2 bàn nói trên? Ông Hoàn lại có cách giải thích vấn đề này khá thú vị: vì hai chỗ đó để chứa nước thì phù hợp hơn! Còn những hộ chưa đóng tiền khác, ông Hoàn cho biết, ban quản lý vẫn chưa có phương án gì. Khi được hỏi về trách nhiệm của vụ việc trên, ông Hoàn ngần ngừ một lúc rồi nói: “Việc này là do ông Đông, tôi không biết, không chịu trách nhiệm. Tôi chỉ biết người ta chỉ đâu đánh đấy, thu phí, trông xe... mà thôi!”
Không đóng lệ phí thì... đập!
Chị Nguyễn Thị Chung, chủ sạp hàng thịt lợn bị đập phá bàn kể lại sự việc: sáng hôm đó, khoảng 9 giờ, anh Nguyễn Quang Đông (một người trong xã) tự xưng là giám đốc, cùng một số nhân viên ban quản lý chợ mang xà beng và một số dụng cụ khác tự ý đến đập bàn của chị, không một lời giải thích. Trên bàn vẫn còn khá nhiều thịt chưa bán hết, vôi vữa dính đầy vào thịt, không bán được. Một hàng khác cũng bị đập là sạp hàng của chị Ngô Thị Xoan. Chị Xoan bức xúc: “Sáng qua họ đập của nhà tôi một góc thôi, cũng chẳng nói là tại sao. Nhưng đến sáng nay đi chợ thì thấy bàn bung bét hết. Chắc là chiều qua họ lại làm tiếp. Gạch vỡ vụn lung tung, không thể để hàng được”. Rất nhiều các hộ kinh doanh khác trong chợ kéo đến xem chật cứng lối đi, ai cũng tỏ ra rất bức xúc. Trước sự chứng kiến của nhiều người như vậy nhưng những người trong ban quản lý vẫn vô tư dùng xà beng đâm, đục, cạy tung những viên gạch hoa lát phía trên.
Ghi nhận của PV, bàn bán thịt của chị Chung và chị Xoan được xây kiên cố giống các sạp khác nhưng đã bị lật tung gạch lát phía trên. Các chị phải dùng giấy báo và những mảnh gỗ lớn lót lên trên đống gạch vụn ấy để bán hàng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Tiến Hoàn, phó ban quản lý chợ Yên Thường khẳng định là có sự việc trên. Người có tên Nguyễn Quang Đông là Trưởng ban quản lý chợ này và một số chợ khác trong khu vực. Ông Hoàn là người trực tiếp phụ trách chợ Yên Thường. Ông Đông hiện không có mặt tại đây vì bận... đi miền Nam công tác(!?). Về lý do phá bàn bán hàng của hai hộ kinh doanh nêu trên, ông Hoàn cho biết: “Do các hộ đó chưa đóng tiền lệ phí chợ nên ban quản lý phá đi để chuyển đổi sang làm việc khác. Cụ thể trong trường hợp này, hai chỗ đó sẽ được xây dựng thành chỗ để hai thùng phuy chứa nước cho các hộ khác(!?)”.
Theo tìm hiểu của PV, riêng trong khu vực hàng thịt còn có rất nhiều hộ khác cũng chưa nộp lệ phí kinh doanh, không hiểu tại sao ban quản lý lại chỉ đập 2 bàn nói trên? Ông Hoàn lại có cách giải thích vấn đề này khá thú vị: vì hai chỗ đó để chứa nước thì phù hợp hơn! Còn những hộ chưa đóng tiền khác, ông Hoàn cho biết, ban quản lý vẫn chưa có phương án gì. Khi được hỏi về trách nhiệm của vụ việc trên, ông Hoàn ngần ngừ một lúc rồi nói: “Việc này là do ông Đông, tôi không biết, không chịu trách nhiệm. Tôi chỉ biết người ta chỉ đâu đánh đấy, thu phí, trông xe... mà thôi!”
Chị Chung bức xúc khi gian hàng của mình bị đập phá.
.
Những khoản phí lạ lùng
Theo phản ánh của các hộ kinh doanh trong chợ, lệ phí họ phải nộp cho ban quản lý là quá cao so với trước khi chợ được chuyển đổi. Cụ thể, trước kia, tổng số tiền mỗi hộ phải nộp là 40 đến 50 nghìn/tháng (bao gồm cả tiền chỗ ngồi và vé chợ). Sau khi được chuyển đổi, diện tích chỗ ngồi của mỗi hộ giảm xuống chỉ còn một nửa nhưng số tiền phải đóng lại cao hơn, lên tới trên dưới 200 nghìn/tháng. Trong khi đó, chợ Yên Thường mới là chợ loại 3, mức thu như vậy chẳng khác nào mức thu của chợ loại 2. Số tiền trên, ông Hoàn cho rằng bình thường, không có gì là đắt. Ban quản lý phải thu cao lên vì phải đầu tư, sửa chữa chợ. Được biết chợ Yên Thường được đấu thầu chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo Quyết định số 31/2007/QĐ-UB từ năm 2008, do công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nhà Hà Nội làm chủ thầu, hoàn tất cuối tháng 8/2008. Ngày 1/9/2008, các hộ kinh doanh bắt đầu hoạt động trong chợ mới. Ông Hoàn cho biết, trước khi về chợ mới, ban quản lý đã tổ chức bốc phân lô, giá cả đã được thoả thuận, bây giờ tự dưng người ta lại chống đối.
Khi được hỏi, số tiền thu phí của những hộ kinh doanh, ban quản lý có ghi hoá đơn không, ông Hoàn trả lời một câu “xanh rờn”: “Chợ thì làm gì có hoá đơn!”. Còn về hợp đồng thuê chỗ với các hộ, ông Hoàn nói phải chờ hết 6 tháng đầu, đến 6 tháng sau mới có (?). Ai đóng tiền thì chỉ việc ký vào sổ. Ông còn giở sổ ra, đếm từng hộ đã đóng tiền và ký tên cho PV xem. Trong đó, khu hàng thịt chỉ còn 27/56 hộ là chưa đóng tiền. Thế nhưng, phản ánh của nhân dân, một số hộ được ban quản lý gọi lên, bảo “cứ ký vào để làm gương cho những hộ khác, tiền thì chưa cần đóng vội”. Không chỉ có thể, Ban quản lý còn sáng tạo ra những khoản phí khác để “ép” những hộ cứng đầu phải đóng tiền. Cụ thể, trong buổi chợ sáng ngày 2/1, ban quản lý đã dùng barie chắn lối vào, thu của mỗi hộ 20 nghìn/hộ (đối với những hộ chưa đóng), không hề có vé hay phiếu thu. Hỏi tại sao lại không có vé chợ, ông Hoàn trả lời: “Chúng tôi thu không có vé, vì chợ không có vé đắt đến 20 nghìn! Ai đồng ý trả 20 nghìn thì vào, không thì ra chỗ khác.”
Cách thu phí trên, ông Hoàn cho biết đó là “sáng kiến của ông Đông để ép những hộ chưa đóng lệ phí phải nộp tiền”. Và số tiền ấy sẽ được nộp về công ty vào khoản “phí chợ của những người chống đối”! Ban quản lý thu lệ phí chợ quá cao, thêm vào đó là những khoản phí “lạ lùng” khiến những hộ kinh doanh trong chợ rất bức xúc, nhiều lần kiến nghị lên xã, lên huyện nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết!
Theo phản ánh của các hộ kinh doanh trong chợ, lệ phí họ phải nộp cho ban quản lý là quá cao so với trước khi chợ được chuyển đổi. Cụ thể, trước kia, tổng số tiền mỗi hộ phải nộp là 40 đến 50 nghìn/tháng (bao gồm cả tiền chỗ ngồi và vé chợ). Sau khi được chuyển đổi, diện tích chỗ ngồi của mỗi hộ giảm xuống chỉ còn một nửa nhưng số tiền phải đóng lại cao hơn, lên tới trên dưới 200 nghìn/tháng. Trong khi đó, chợ Yên Thường mới là chợ loại 3, mức thu như vậy chẳng khác nào mức thu của chợ loại 2. Số tiền trên, ông Hoàn cho rằng bình thường, không có gì là đắt. Ban quản lý phải thu cao lên vì phải đầu tư, sửa chữa chợ. Được biết chợ Yên Thường được đấu thầu chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo Quyết định số 31/2007/QĐ-UB từ năm 2008, do công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nhà Hà Nội làm chủ thầu, hoàn tất cuối tháng 8/2008. Ngày 1/9/2008, các hộ kinh doanh bắt đầu hoạt động trong chợ mới. Ông Hoàn cho biết, trước khi về chợ mới, ban quản lý đã tổ chức bốc phân lô, giá cả đã được thoả thuận, bây giờ tự dưng người ta lại chống đối.
Khi được hỏi, số tiền thu phí của những hộ kinh doanh, ban quản lý có ghi hoá đơn không, ông Hoàn trả lời một câu “xanh rờn”: “Chợ thì làm gì có hoá đơn!”. Còn về hợp đồng thuê chỗ với các hộ, ông Hoàn nói phải chờ hết 6 tháng đầu, đến 6 tháng sau mới có (?). Ai đóng tiền thì chỉ việc ký vào sổ. Ông còn giở sổ ra, đếm từng hộ đã đóng tiền và ký tên cho PV xem. Trong đó, khu hàng thịt chỉ còn 27/56 hộ là chưa đóng tiền. Thế nhưng, phản ánh của nhân dân, một số hộ được ban quản lý gọi lên, bảo “cứ ký vào để làm gương cho những hộ khác, tiền thì chưa cần đóng vội”. Không chỉ có thể, Ban quản lý còn sáng tạo ra những khoản phí khác để “ép” những hộ cứng đầu phải đóng tiền. Cụ thể, trong buổi chợ sáng ngày 2/1, ban quản lý đã dùng barie chắn lối vào, thu của mỗi hộ 20 nghìn/hộ (đối với những hộ chưa đóng), không hề có vé hay phiếu thu. Hỏi tại sao lại không có vé chợ, ông Hoàn trả lời: “Chúng tôi thu không có vé, vì chợ không có vé đắt đến 20 nghìn! Ai đồng ý trả 20 nghìn thì vào, không thì ra chỗ khác.”
Cách thu phí trên, ông Hoàn cho biết đó là “sáng kiến của ông Đông để ép những hộ chưa đóng lệ phí phải nộp tiền”. Và số tiền ấy sẽ được nộp về công ty vào khoản “phí chợ của những người chống đối”! Ban quản lý thu lệ phí chợ quá cao, thêm vào đó là những khoản phí “lạ lùng” khiến những hộ kinh doanh trong chợ rất bức xúc, nhiều lần kiến nghị lên xã, lên huyện nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết!
Những người như ông Đông ông Hoàn thì chỉ biết cướp của những người dân nghèo từng chục ngàn hay trăm ngàn thôi. Chẳng qua cũng vì chức nhỏ, nếu mấy ổng có chức to hơn thì ko phài đi làm những chuyện vô nhân đạo như thế này rồi.
Trả lờiXóaCác kiểu hành xử của những nhân viên nhà nước ngày càng giống những kẻ côn đồ mất hết tính người.
Trông mặt mà bắt hình dong, nhìn Nguyễn Tiến Hoàn đúng là kẻ gian ác bất nhân rất hợp với cái mũ mà hắn đang đội trên đầu.
Trả lờiXóaĐúng là thời trâu bò đi bít tất
Trả lờiXóa