Là một trong hai dự án trọng điểm quốc gia về Bauxite – Nhôm, triển khai ở Tây Nguyên (Nhân Cơ - Đăk Nông và Tân Rai - Lâm Đồng), dự án tổ hợp Bauxite – Nhôm Tân Rai (thị trấn Lộc Thắng – Lâm Đồng) có diện tích 2.297ha. Trong lúc còn nhiều ý kiến trái chiều về các dự án khai thác Bauxite; sự phồn thịnh của người dân trong vùng chưa thấy, thì dự án này ngày càng lộ ra nhiều điều đáng quan tâm như: môi trường sinh hoạt, tái định cư, đầu tư sản xuất của người dân…
Dự án Tân Rai chính thức làm lễ khởi công tổ hợp nhà máy sản xuất Alumin vào ngày 18.11.2008. Thời gian khai thác của dự án này dự tính kéo dài trong 98 năm, trữ lượng bauxite ở Tân Rai có thể trên 700 triệu tấn. Nếu khai thác 600.000 tấn/năm thì thời gian khai thác của riêng vùng Tân Rai sẽ kéo dài 45 năm, và nếu mở rộng vùng mỏ bauxite ra Bảo Lộc, lên Di Linh thì thời hạn khai thác có thể lên tới 150 năm.
350m2 được đền bù 30 triệu
Đến xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) trong những ngày giữa tháng 4, một không khí lao động hối hả trải dài trên diện tích hàng nghìn ha. Chưa đầy 2 năm trước, toàn bộ khu vực này còn là một màu xanh của những nương chè, cà phê, đồi thông… bây giờ mọi thứ đã thay đổi, thay vào đó là màu đất đỏ bazan, khói bụi, …
Tháng 4.2006 dự án nói trên bắt đầu tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng cho gần 1.000 hộ dân với tổng diện tích khoảng 1.700ha. Hiện vẫn còn 107 hộ dân chưa nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng. Lý do của các hộ dân ở đây, mức giá đền bù quá thấp, không hợp lý khiến họ không hài lòng. Anh Phan Tiến Long, khu phố 6A - Thị trấn Lộc Thắng (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm), phân trần: “Gia đình tôi có 350m2 đất nằm trong khu vực quy hoạch của dự án, với một ngôi nhà gỗ kiên cố nhưng chỉ nhận được đền bù là 30 triệu đồng. Số tiền này không đủ mua một miếng đất ở khu vực tái định cư, chứ chưa tính đến chuyện xây nhà, đầu tư làm ăn!”.
Giá tiền đền bù thấp, giá đất tái định cư lại cao, đây là một nghịch cảnh làm nhiều hộ dân có đất đai, nhà cửa nằm trong dự án Tân Rai sống dở chết dở. Nhiều hộ chưa mua được đất, phải sống tạm bợ qua ngày. Để mua một thửa đất với diện tích 130m2 ở nơi tái định cư, phải mất ít nhất 55 triệu đồng, chưa kể tiền xây nhà.
Gia đình nhà bà Nguyễn Thị Hải có 584m2 đất bị nằm trong dự án, với ngôi nhà 25m2, chưa kể vườn cây lâu năm, là nguồn thu nhập chính, nhưng cũng chỉ được đền bù 60 triệu đồng. Theo một số hộ dân trong vùng cho biết, mức tiền đền bù giữa hai huyện Bảo Lộc và Bảo Lâm hoàn toàn khác hẳn nhau (tại Bảo Lâm thấp hơn).
Nông dân lao đao
Chỉ còn không đầy 8 tháng nữa (18.11), mẻ quặng đầu tiên của dự án Tân Rai sẽ được đưa lên khỏi mặt đất. Nhiều hộ gia đình có đất nằm trong dự án đã bàn giao nhưng lại chưa được bố trí đất tái định cư. Thu nhập của các hộ dân này gần như 100% trông chờ vào nông nghiệp, mọi chi tiêu cho cuộc sống lúc này đều nhìn vào tiền đền bù. Vậy còn tiền đâu để mua đất xây nhà, canh tác, đầu tư làm ăn, nuôi con cái ăn học…?!
Ông Nguyễn Côi ở khu phố 6A, thị trấn Lộc Thắng, cho biết: “Thời gian trước đây (khi dự án chưa đi vào thực hiện – PV) gia đình tôi thu nhập từ chè và cà phê cũng được chừng 70 triệu đồng/năm. Trong mấy năm nay, từ khi dự án khởi công, gia đình tôi không biết phải làm thế nào để sinh sống. Nhìn đám chè cháy lá, cà phê khô héo mà ứa nước mắt xót xa nhưng không dám đầu tư vì chẳng biết khi nào dự án đi vào triển khai”.
Chưa bàn đến chuyện khi nhà máy sản xuất Alumin chính thức đi vào hoạt động, những vấn đề về môi trường, ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm của lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai, an ninh - xã hội - quốc phòng… Hiện nay dự án cũng đã gây không ít bức xúc trong nhân dân về các vấn đề: ô nhiễm tiếng ồn, bụi đất từ các container, xe tải ra vào thường xuyên… Theo ông Lương Văn Đức, một người dân trong khu phố 6A, từ ngày dự án bắt đầu triển khai, không khi nào gia đình ông có một giấc ngủ ngon, hay một thời gian yên tĩnh. Suốt ngày xe cộ ra vào ầm ào, khói bụi của đất đỏ bazan từ công trình cuồn cuộn mỗi khi có xe chạy hay một cơn lốc cuốn, cũng đủ cho khói bụi bao trùm toàn vùng.
Được mệnh danh là “kinh đô” của cây chè, huyện Bảo Lâm đã mất hàng trăm ha cho dự án xây dựng sân golf tại khu vực hồ Lộc Thắng và nay lại phải hy sinh hơn 2.200 ha chè, cà phê, thậm chí cả diện tích trồng thông 10 - 15 năm tuổi cho dự án nói trên. Chưa kể khi đi vào hoạt động, dự án này còn cần thêm diện tích để xây dựng giao thông, các công trình phụ… Khi đó diện tích cây chè lại thêm một lần thu hẹp.
Trong khi đang có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc xây dựng các dự án Bauxite - Nhôm ở Tây Nguyên, thì trước mắt đã có hàng nghìn hộ nông dân rơi vào tình cảnh lao đao.
Với tổng số vốn 687 triệu USD, tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư, dự án nói trên được chia làm hai giai đoạn: dự kiến cuối năm 2009, giai đoạn một có tổng vốn đầu tư trên 7.800 tỷ đồng, để xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1.500 công nhân. Giai đoạn hai của dự án sẽ là xây dựng nhà máy sản xuất Alumin với công suất 600.000 tấn/năm. Đến năm 2010, nhà máy sản xuất Alumin sẽ chính thức đi vào hoạt động.
350m2 được đền bù 30 triệu
Đến xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) trong những ngày giữa tháng 4, một không khí lao động hối hả trải dài trên diện tích hàng nghìn ha. Chưa đầy 2 năm trước, toàn bộ khu vực này còn là một màu xanh của những nương chè, cà phê, đồi thông… bây giờ mọi thứ đã thay đổi, thay vào đó là màu đất đỏ bazan, khói bụi, …
Tháng 4.2006 dự án nói trên bắt đầu tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng cho gần 1.000 hộ dân với tổng diện tích khoảng 1.700ha. Hiện vẫn còn 107 hộ dân chưa nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng. Lý do của các hộ dân ở đây, mức giá đền bù quá thấp, không hợp lý khiến họ không hài lòng. Anh Phan Tiến Long, khu phố 6A - Thị trấn Lộc Thắng (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm), phân trần: “Gia đình tôi có 350m2 đất nằm trong khu vực quy hoạch của dự án, với một ngôi nhà gỗ kiên cố nhưng chỉ nhận được đền bù là 30 triệu đồng. Số tiền này không đủ mua một miếng đất ở khu vực tái định cư, chứ chưa tính đến chuyện xây nhà, đầu tư làm ăn!”.
Giá tiền đền bù thấp, giá đất tái định cư lại cao, đây là một nghịch cảnh làm nhiều hộ dân có đất đai, nhà cửa nằm trong dự án Tân Rai sống dở chết dở. Nhiều hộ chưa mua được đất, phải sống tạm bợ qua ngày. Để mua một thửa đất với diện tích 130m2 ở nơi tái định cư, phải mất ít nhất 55 triệu đồng, chưa kể tiền xây nhà.
Gia đình nhà bà Nguyễn Thị Hải có 584m2 đất bị nằm trong dự án, với ngôi nhà 25m2, chưa kể vườn cây lâu năm, là nguồn thu nhập chính, nhưng cũng chỉ được đền bù 60 triệu đồng. Theo một số hộ dân trong vùng cho biết, mức tiền đền bù giữa hai huyện Bảo Lộc và Bảo Lâm hoàn toàn khác hẳn nhau (tại Bảo Lâm thấp hơn).
Nông dân lao đao
Chỉ còn không đầy 8 tháng nữa (18.11), mẻ quặng đầu tiên của dự án Tân Rai sẽ được đưa lên khỏi mặt đất. Nhiều hộ gia đình có đất nằm trong dự án đã bàn giao nhưng lại chưa được bố trí đất tái định cư. Thu nhập của các hộ dân này gần như 100% trông chờ vào nông nghiệp, mọi chi tiêu cho cuộc sống lúc này đều nhìn vào tiền đền bù. Vậy còn tiền đâu để mua đất xây nhà, canh tác, đầu tư làm ăn, nuôi con cái ăn học…?!
Ông Nguyễn Côi ở khu phố 6A, thị trấn Lộc Thắng, cho biết: “Thời gian trước đây (khi dự án chưa đi vào thực hiện – PV) gia đình tôi thu nhập từ chè và cà phê cũng được chừng 70 triệu đồng/năm. Trong mấy năm nay, từ khi dự án khởi công, gia đình tôi không biết phải làm thế nào để sinh sống. Nhìn đám chè cháy lá, cà phê khô héo mà ứa nước mắt xót xa nhưng không dám đầu tư vì chẳng biết khi nào dự án đi vào triển khai”.
Chưa bàn đến chuyện khi nhà máy sản xuất Alumin chính thức đi vào hoạt động, những vấn đề về môi trường, ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm của lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai, an ninh - xã hội - quốc phòng… Hiện nay dự án cũng đã gây không ít bức xúc trong nhân dân về các vấn đề: ô nhiễm tiếng ồn, bụi đất từ các container, xe tải ra vào thường xuyên… Theo ông Lương Văn Đức, một người dân trong khu phố 6A, từ ngày dự án bắt đầu triển khai, không khi nào gia đình ông có một giấc ngủ ngon, hay một thời gian yên tĩnh. Suốt ngày xe cộ ra vào ầm ào, khói bụi của đất đỏ bazan từ công trình cuồn cuộn mỗi khi có xe chạy hay một cơn lốc cuốn, cũng đủ cho khói bụi bao trùm toàn vùng.
Được mệnh danh là “kinh đô” của cây chè, huyện Bảo Lâm đã mất hàng trăm ha cho dự án xây dựng sân golf tại khu vực hồ Lộc Thắng và nay lại phải hy sinh hơn 2.200 ha chè, cà phê, thậm chí cả diện tích trồng thông 10 - 15 năm tuổi cho dự án nói trên. Chưa kể khi đi vào hoạt động, dự án này còn cần thêm diện tích để xây dựng giao thông, các công trình phụ… Khi đó diện tích cây chè lại thêm một lần thu hẹp.
Trong khi đang có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc xây dựng các dự án Bauxite - Nhôm ở Tây Nguyên, thì trước mắt đã có hàng nghìn hộ nông dân rơi vào tình cảnh lao đao.
Với tổng số vốn 687 triệu USD, tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư, dự án nói trên được chia làm hai giai đoạn: dự kiến cuối năm 2009, giai đoạn một có tổng vốn đầu tư trên 7.800 tỷ đồng, để xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1.500 công nhân. Giai đoạn hai của dự án sẽ là xây dựng nhà máy sản xuất Alumin với công suất 600.000 tấn/năm. Đến năm 2010, nhà máy sản xuất Alumin sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Nguồn: Du Lịch Việt Nam Online
________
CL&ST nói:
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 28/3/2009 thì hiện nay đã có "hàng vạn công nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam". Một vạn là 10 ngàn đó nhe, hàng vạn nghĩa là có ít nhất 30 ngàn công nhân Trung Quốc đang làm việc ở Việt Nam.
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 28/3/2009 thì hiện nay đã có "hàng vạn công nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam". Một vạn là 10 ngàn đó nhe, hàng vạn nghĩa là có ít nhất 30 ngàn công nhân Trung Quốc đang làm việc ở Việt Nam.
"Giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1.500" người mà kéo nhau vô đông dữ vậy Trời? Vậy là người Việt Nam bản địa chỉ có nước đứng ngoài ngó rồi!
.
.
Mà sao không thấy chị ký tên vào bản
Trả lờiXóa"THÔNG BÁO VỀ THU THẬP CHỮ KÝ VÀ GỬI KIẾN NGHỊ VỤ BAUXITE
Tập thể"?
http://trannhuong.com/news_detail/1338/TH%C3%94NG-B%C3%81O-V%E1%BB%80-THU-TH%E1%BA%ACP-CH%E1%BB%AE-K%C3%9D-V%C3%80-G%E1%BB%ACI-KI%E1%BA%BEN-NGH%E1%BB%8A-V%E1%BB%A4-BAUXITE