6/4/09

THƯ GỞI CỤ KHỔNG TỬ

.
Tượng thờ cụ Nguyễn Trãi


Kính gởi cụ Khổng Tử!

Thưa cụ!

Được tin từ bên Tây cho biết: "Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 1992/VPCP-QHQT gửi các bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Công an và Văn phòng Trung Ương Đảng Cộng Sản, thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập một Học viện Khổng Tử tại Việt Nam". Ông Nguyễn Tấn Dũng giao cho Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân "chỉ đạo việc thí điểm thành lập Học viện Khổng Tử theo các quy định hiện hành".

Kẻ hậu sinh vội vã tìm kiếm trên các tờ báo lớn trong nước của Việt Nam để kiểm chứng nhưng chả thấy tờ nào đăng tin này cả. Cá biệt có báo CA TPHCM thì thấy đăng cách đây 3 ngày, nhưng thưa thật với cụ Khổng là kẻ hậu sinh này không tin báo CA TPHCM vì thời gian gần đây báo này có nhiều bài viết dối trá trơ trẻn quá. Tuy nhiên, căn cứ vào cái uy tín hơn 80 năm của báo Tây thì chắc là chuyện này có thiệt rồi.

Thưa cụ!

Kẻ hậu sinh được biết, cụ họ Khổng, tên khai sinh là Khâu, tự là Trọng Ni. Cụ sinh ngày 28 tháng 9, 551479 TCN. Quốc tịch Lỗ Quốc, nay là Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi cụ là Khổng Tử (孔子) hoặc Khổng Phu Tử (孔夫子). Cụ là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng Trung Hoa. Có nghĩa là cụ Khổng chẳng có "dây mơ rễ má" gì đến người Việt Nam cả, và cụ không hề biết Việt Nam là quốc gia nào, cụ càng không biết Chính phủ Việt Nam đang vinh danh cụ là những người nào.

Việt Nam cũng không thiếu các nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn, có thể điểm qua như sau:

- Cụ Nguyễn Trãi (tự Ức Trai), tác giả "Bình Ngô sách" góp phần quyết định đánh thắng quân Minh, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Cụ được xem là một anh hùng dân tộc của Việt Nam, và là một danh nhân văn hóa thế giới.

- Vua Lê Thánh Tông (tên húy Lê Tư Thành) là vị vua thứ năm của nhà Hậu Lê, trị vì từ năm 1460 tới 1497. Ông được các sử gia đánh giá là vị vua anh minh nhất của nhà Hậu Lê. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Trong lúc trị vì, ông đã đưa ra nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dụcluật pháp.

- Cụ Nguyễn Du (tự là Tố Như), hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ. Cụ Nguyễn Du được xem như là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, cụ được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.

- Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ -Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam mà người Việt thường truyền tụng gọi là "sấm Trạng Trình".

Hoặc gần đây hơn có các cụ:

- Tiến sĩ Nguyễn Bá Lân - người viết phú Nôm lừng danh Ngã ba Hạc.
- Nguyễn Gia Thiều - người thấu hiểu ý nghĩa của kiếp nhân sinh.
- Phạm Đình Hổ - người để lại cho đời sau nhiều công trình văn hóa.
- Nguyễn Khuyến - người đạt đến mẫu mực của thi ca cổ điển Việt Nam.
- Nguyễn Đổng Chi - người miệt mài tìm kiếm giá trị văn hóa dân tộc.
- Nguyễn Phan Chánh - người giữ hồn quê trong tranh lụa.

Kẻ hậu sinh tài sơ trí thiển, học hành chẳng tới đâu nhưng cũng biết rằng dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều bậc danh nhân tài trí, đáng để tự hào nhưng chưa có bậc danh nhân Việt Nam nào được lập cái Học viện mang tên các cụ để nghiên cứu công trình của các cụ cả, cụ Khổng quả là có phúc lớn bằng Trời đó nha!

Báo Tây còn nói thêm: "Học viện này có chức năng giảng dạy tiếng Hoa; đào tạo giáo viên Hoa ngữ; tổ chức thi trình độ tiếng Hoa; chiếu phim Trung Quốc, tư vấn du học; tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa, hữu nghị... với mục tiêu cuối cùng là mở rộng ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu.".

Cách đây 1/2 tháng, báo Người Đại Biểu Nhân Dân nhận xét về việc lập các Học viện Khổng Tử ở ngoài phạm vi lãnh thổ Trung Quốc "cách tốt nhất để Trung Quốc chứng tỏ quyền lực “mềm” của mình với thế giới".

Theo thiển ý của kẻ hậu sinh này thì cụ Khổng nên cám ơn Chính phủ Việt Nam vì đã có công vinh danh, truyền bá tư tưởng, học thuyết của cụ ở bên ngoài đất nước cụ, có công "giúp đỡ" Tổ quốc Trung Quốc của cụ chứng tỏ "
quyền lực “mềm” của mình với thế giới".

Hiện nay chưa biết cụ thể thời gian nào Học viện mang tên cụ Khổng được thành lập và cũng chưa biết Học viện được đặt ở đâu, nhưng kẻ hậu sinh này "long trọng đại" tuyên bố với cụ rằng mai mốt kẻ hậu sinh này sẽ cố công tầm cái Học viện mang tên cụ mà xin vào học lấy học để, nếu có điều kiện thì đổi sang quốc tịch của cụ luôn cho thêm phầ
n "vinh dự".

Tạ Phong Tần

.
.

2 nhận xét:

  1. Bữa hổm CHị cổ động mọi người
    "Chủ nhật, ngày 22 tháng ba năm 2009
    ĐI HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC ANH EM ƠI! "
    Bữa nay nghe tin vậy vậy là Chính phủ mình đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chị và mọi người đi học tiêng Tầu rồi?!

    Trả lờiXóa
  2. Oi! troi oi, lam sao bi chu ha chi? Sao bon no ghe the ha chi.The he con em phai song sao day...hic hic

    Trả lờiXóa